Ngành vận tải hàng hóa tại Việt Nam những năm gần đây tuy gặp nhiều vấn đề trở ngại, thách thức nhưng cũng có những dấu hiệu khởi sắc. Đứng đằng sau những thành quả đó là những bộ máy khổng lồ của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa. Hãy cùng cập nhật tình hình của những doanh nghiệp này nhé!
Ngành vận tải hàng hóa tại Việt Nam những năm gần đây tuy gặp nhiều vấn đề trở ngại, thách thức nhưng cũng có những dấu hiệu khởi sắc. Đứng đằng sau những thành quả đó là những bộ máy khổng lồ của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa. Hãy cùng Công ty TNHH Vận tải TMDV Phượng Hoàng cập nhật tình hình của những doanh nghiệp này nhé!
Quyền sở hữu các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường biển
Các doanh nghiệp vấn tải hàng hóabằng đường biển đang niêm yết trên thị trường chứng khoán hầu hết là những doanh nghiệp có đội tàu rất nhỏ về cả số tàu và tổng tải trọng so với các doanh nghiệp vận tải trên thế giới, các cỡ tàu cũng phần lớn là loại handysize (từ 35,000 DWT trở xuống) vốn đã ít được các hãng tàu trên thế giới sử dụng trong các năm vừa qua. Ngoài ra, các doanh nghiệp như VOS, VST, VNA, TJC là công ty con của Vinalines; VIP, VTO là công ty con của Petrolimex; PVT là Tổng công ty Vận tải dầu khí sở hữu nhiều công ty con, công ty liên kết cùng ngành, nhưng vẫn là một công ty con trực thuộc của PVN. Riêng VFC là công ty không trực thuộc Tập đoàn nhà nước, được sở hữu chủ yếu bởi các tổ chức đầu tư.
So sánh tương quan tổng tài sản
Với quy mô sở hữu đội tàu trọng tải lớn và cũng sở hữu nhiều công ty con vận tải dầu, gas, LPG, than, PVT hiện là doanh nghiệp vận tải đang niêm yết có tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn nhất, lần lượt lên tới 9,350 tỷ đồng và 3,131 tỷ đồng đến cuối 2014, vượt xa các công ty còn lại. VOS có quy mô lớn thứ hai nhưng cũng chỉ bằng khoảng một nửa so với PVT. Các doanh nghiệp còn lại VST, VTO, VIP, VNA, VFC, TJC có quy mô khá nhỏ về tổng tài sản (từ 2,600 tỷ đồng trở xuống) và vốn chủ sở hữu (từ khoảng 1,050 tỷ đồng trở xuống).
Một số tổn thất của doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường biển Việt Nam
Do tình hình kinh doanh nhìn chung gặp khó khăn trong các năm qua, dòng tiền để trang trải cho hoạt động kinh doanh hạn chế, nên hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều phải chấp nhận thanh lý tài sản cố định (tàu, cảng…), làm phát sinh khoản lợi nhuận bất thường khá lớn trong báo cáo hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. VOS là doanh nghiệp có lợi nhuận bất thường từ bán tàu cao nhất trong 2 năm 2013 – 2014, riêng trong năm 2014, VOS đã thanh lý hai tàu Silver Star và Diamond Star thu về 10.56 triệu USD. VIP có lợi nhuận bất thường lớn thứ hai năm 2014 với 212 tỷ đồng (chiếm tới 31% doanh thu năm 2014), là khoản lãi từ chuyển nhượng khu đất thuê 152,695 m2 cùng hệ thống cầu cảng, nhà kho và các vật dụng kiến trúc khác cho CTCP Cảng Xanh VIP.
Tuy còn nhiều mặt chưa bằng thế giới, nhưng bằng nỗ lực và các bước đi chiến lược, hiệu quả, rõ ràng, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa tại Việt Nam đang từng ngày từng giờ khẳng định vị trí của mình trong nền vận tải nước nhà và vươn ra thế giới.